- Trường mầm non Đông Kỳ được thành lập từ năm 1964, trải qua 53 năm xây dựng và trưởng thành từ một trường có 5 điểm trường nằm ở 4 thôn đến nay trường đã tập trung về một điểm.
Trường Mầm non Đông Kỳ là một trường mầm non duy nhất của xã Đông Kỳ. Trường Mầm non Đông Kỳ có trụ sở tại:
Thôn Nam An – xã Đông Kỳ - huyện Tứ Kỳ - tỉnh Hải Dương.
Là một cơ sở giáo dục, nhà trường tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành.
- Với sự nhiệt huyết trong công việc của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường cũng như đầu tư về cơ sở vật chất mà nhà trường ngày càng phát triển. Số lượng học sinh tăng trong các năm gần đây năm học 2014 – 2015 tổng số cháu là 166 cháu trên 8 nhóm lớp, năm học 2015 – 2016 số cháu đi học tăng lên 207 cháu trên 9 nhóm lớp, năm học 2016 – 2017 tổng số cháu tăng lên là 230 cháu trên 9 nhóm lớp. Song song với việc tăng nhóm lớp cùng số học sinh thì đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường đến nay tăng từ 17 người lên 24 người..
- Là đơn vị cơ sở của giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhà trường tổ chức giảng dạy, học tập, chăm sóc, giáo dục trẻ em nhằm giúp trẻ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách và hoạt động giáo dục đạt chất lượng mục tiêu: chương trình giáo dục Mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục- Đào tạo ban hành.
- Chuẩn bị mợi hành trang cho trẻ bước vào lớp 1.
- Huy động trẻ em trong độ tuổi từ 06 tháng tuổi đến 5 tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em chưa đi học đến trường.
- Thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.
- Giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lý các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo sự phân công của cấp có thẩm quyền.
- Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chương trình giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn xã học tại nơi khác.
- Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương.
- Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.
- Quản lý cán bộ, quản lý giáo viên, nhân viên và học sinh.
- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang bị và tài chính theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với gia đình các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện các hoạt động giáo dục. Chủ động kết hợp với các bậc cha mẹ trong việc nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ em. Kết hợp với các ban ngành đoàn thể, tổ chức xã hội nhằm tuyên truyền, phổ biến những kiến thức khoa học về nuôi dạy trẻ em cho gia đình và cộng đồng.
- Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.
- Giúp đỡ các trường mầm non khác trong địa bàn huyện Tứ Kỳ và nơi khác.
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật
Trường mầm non Đông Kỳ là một đơn vị hành chính sự nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, hoạt động chủ yếu bằng nguồn ngân sách cấp.
Do quá trình phát triển cùng với năng lực và sự uy tín của nhà trường mà số lương học sinh tăng lên liên tục trong các năm học. Do tỉ lệ định biên quy định số giáo viên đứng lớp vì vậy số cán bộ giáo viên cũng tăng theo. Hiện tại tính đến thời điểm tháng 8 năm 2016 nhà trường có tổng số lớp là 9 nhóm lớp với 207 học sinh.
* Hội đồng trường
- Hội đồng trường gồm: đại diện tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng, đại diện Công Đoàn, đại diện Đoàn niên cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và một số giáo viên giỏi, có kinh nghiệm.
- Hội đồng trường có chủ tịch, thư ký và các thành viên khác. Số lượng thành viên của hội đồng trường gồm 21 cán bộ, giáo viên, nhân viên.
- Nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng trường mầm non Đông Kỳ:
+ Quyết định về mục tiêu chiến lược, các dự án, kế hoạch phát triển của nhà trường trong từng giai đoạn và từng năm học.
+ Quyết định về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Quyết định giám sát về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường.
+ Giám sát các hoạt động của nhà trường, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường.
*Tổ chuyên môn:
- Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên. Nhà trường gồm có0 2 tổ chuyên môn là tổ chuyên môn mẫu giáo và tổ chuyên môn nhà trẻ. Mỗi tổ có 05 giáo viên trở lên và có 01 tổ trưởng.
- Nhiệm vụ của tổ chuyên môn:
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
+ Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường.
+ Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.
+ Tổ chuyên môn sinh hoạt định kì hai tuần 01 lần và các sinh hoạt khác khi có nhu cầu công việc.
* Tổ văn phòng
- Tổ văn phòng gồm có 2 thành viên: Nhân viên làm công tác y tế trường học kiêm thủ quỹ, kế toán kiêm văn thư. Tổ văn phòng có 1 tổ trưởng.
- Nhiệm vụ của tổ văn phòng:
+ Giúp hiệu trưởng thực hiện các nhiệm vụ phục vụ cho các hoạt động của trường.
+ Tham mưu giúp hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lí tài chính, tài sản trong nhà trường và hạch toán kế toán, thống kê theo chế độ quy định.
+ Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường
+ Tham gia đánh giá, xếp loại viên chức, giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.
+ Lưu trữ hồ sơ của trường.
Tổ văn phòng sinh hoạt định kỳ hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi có nhu cầu công việc.
* Hiệu trưởng
- Hiệu trưởng: là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng trường mầm non do Chủ tịch UBND huyện bổ nhiệm theo đề nghị của Trưởng Phòng Giáo dục.
Nhiệm kỳ của hiệu trưởng mầm non là 5 năm. Sau 5 năm, Hiệu trưởng được đánh giá và có thể được bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Mỗi hiệu trưởng chỉ được giao quản lý một trường mầm non. Sau mỗi năm học, Hiệu trưởng trường mầm non được cán bộ, giáo viên trong trường, cấp có thẩm quyền đánh giá về các mặt trong công tác quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường theo quy định.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng:
+ Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường: lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục, chăm sóc trẻ; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền.
+ Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các tổ nghiệp vụ trong nhà trường, bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó.
+ Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại, tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;
+ Quản lý hành chính; quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường;
+ Quản lý trẻ em và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp nhận trẻ em, theo dõi trẻ em của địa phương mình ở mọi nơi; quyết định khen thưởng, kỷ luật, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, xác nhận việc hoàn thành chương trình giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.
+ Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, tham gia giảng dạy bình quân một buổi trên một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định.
+ Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
+ Thực hiện xã hội hóa giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.
* Phó hiệu trưởng
- Phó hiệu trưởng: là người giúp việc cho hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng. Mỗi trường mầm non trong huyện có 2 Phó hiệu trưởng.
- Người được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng trường mầm non phải đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, có năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng:
+ Chịu trách nhiệm điều hành công việc do Hiệu trưởng phân công.
+ Điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng ủy quyền.
+ Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý,tham gia giảng dạy bình quân 1 ngày trên một tuần, được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định.